Thái Công bị coi là chí phèo của ngành Thiết kế Nội thất.

ĐÔI LỜI PHẢN BIỆN
Đầu tiên, xin tự giới thiệu, mình không phải dân trong ngành, không có nhu cầu nổi tiếng; nhưng đang tìm hiểu để phụ giúp chồng mình trong ngành cùng phân khúc khách hàng nhưng ở Bắc Trung Bộ đổ ra, (nước sông không phạm nước giếng, đừng bảo mình GATO nha). (Thực tế như bạn nào trong group cũng đã nói, các anh em KTS và xây dựng chuyên nghiệp nói chung đều biết ai-đồ nhưng không thèm chấp vì chỉ coi là “sales nội thất thôi”.
)

Mình hoan nghênh các ý kiến góp ý văn minh vì mình biết trong group rất nhiều anh chị em rất giỏi và nhiều kinh nghiệm trong nghề, vì xin “múa rìu qua mắt thợ” nên xin chém nhẹ tay thôi ạ!
Các bạn fan quạt lỡ vào đây đừng học ai-đồ phản biện người khác bằng các phương pháp nguỵ biện kiểu như “đá cá nhân” (ad hominem) nhé, dù sao xét về học vấn mình vẫn còn hơn ai-đồ các bạn đấy
.


Mình xin phản biện lại các ví dụ mà TC nói về xây dựng-kiến trúc Việt Nam theo trình tự lịch sử dựa theo kiến thức và kinh nghiệm của một phụ nữ “ngoại đạo” sinh ra và lớn lên tại HN…
1 – “Nhà nhìn vào là biết của Việt Nam”
Mình lấy hình ảnh nhà gỗ ngói đỏ 3 gian truyền thống Bắc Bộ của người Kinh để làm ví dụ (ảnh 1-2). Nhà kiểu này ngày trước chỉ có tầng lớp giàu có như địa chủ mới có, gồm 1 gian 2 chái (3 gian) hoặc 2 gian 3 chái (5 gian). Do dùng hoàn toàn từ gỗ tự nhiên nên độ bền cao, thông thoáng, mát mẻ, mùa hè không cần bật điều hoà. 

Các bạn có thể tham quan nhà gỗ cổ kiểu này ở khu phố cổ Hà Nội (nổi bật là 87 Mã Mây) tiêu biểu cho nhà gỗ khu phố, khu Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) tiêu biểu nhà gỗ vùng nông thôn… và còn rải rác ở nhiều địa phương khác phía Bắc.
Đừng vội nghĩ giống TQ, nhà TQ bố trí theo chiều dài và to, rộng. Do TQ quan niệm “tứ đại đồng đường” còn người VN con cái lập gia đình là cho ra ở riêng. Thế nên mới có câu “tam nam bất phú” vì sinh 3 con trai là phải lo nhà cửa cho cả 3 con trai khi lấy vợ. Quan niệm về vẻ đẹp của người VN xưa chuộng vẻ đẹp tinh tế, xinh xắn như kiểu “Chùa Một Cột”, hơn là hoành tráng.
2 – “Kiến trúc Huế giống Trung Quốc”
Chắc ai-đồ không rành về lịch sử Việt Nam nên mới nói mỗi về kinh thành Huế. Trước Huế, đã có nhiều tỉnh, thành khác được chọn làm kinh thành. Tiêu biểu là Hà Nội tới giờ vẫn còn di tích “Hoàng thành Thăng Long” từ đời nhà Lý. Tới giờ vẫn còn đôi rồng đá (ảnh 3) và các phù điêu tinh xảo. Kiến trúc tuy chịu ảnh hưởng của Tử Cấm thành – Bắc Kinh, nhưng ông cha ta cũng sáng tạo để cho khác đi chứ không phải photocopy và gần gũi hơn. Mình thấy tương tự như cách sử dụng chữ Nôm và chữ Hán vậy, không chịu đồng hoá đâu các bạn.
Về phần Kinh thành Huế, do ra đời sau này, khi đã có sự hiện diện của Thực dân Pháp tại Việt Nam nên chịu cả ảnh hưởng của kiến trúc Pháp nữa. Ví dụ như cách xây thành theo kiểu Vauban của phương Tây và hướng Bắc, chứ không xây theo hướng Nam hay kiểu TQ như Tử Cấm thành đâu. (ảnh 4)
Bạn nào có dịp tham quan Lăng Khải Định ở Huế thì chắc cũng thấy sự hiện diện của kiến trúc Tây Âu hiện diện rất rõ (ảnh 5). Ngoài ra còn có kết hợp kiến trúc TQ (dĩ nhiên), Ấn Độ và nội thất Nhật Bản. Viết đến đoạn này, mình trộm nghĩ nếu ai-đồ sống ở thời đó thì có dám chê nhà vua vì đắp nọ, đắp kia lên không nhỉ? Thế này đã đủ chuẩn quystoc chưa nhỉ? 

3 – “Nhà người Pháp xây”, “Nhà người Mỹ xây”
Đây là kết quả của việc đô hộ của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ tại Việt Nam, để phục vụ mục đích sử dụng của các ông Tây bà Đầm khi cầm quyền mà thôi. Ở Hà Nội hay TPHCM đều có các công trình lớn, được sử dụng đến bây giờ như các cơ quan nhà nước, nhà hát lớn (ảnh 6 – Nhà hát Lớn Hà Nội), khách sạn lớn… Còn các cụ VN mình thời đó có điều kiện thì ở nhà gỗ như mục (1), cụ nào làm cho Tây hay “me Tây” lấy Tây thì ở biệt thự Pháp với màu vôi vàng và cửa màu xanh lá cây đậm, hiện ở Hà Nội còn nhiều biệt thự kiểu này ở 2 Quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Thực ra 2 kiểu nhà này của ai-đồ cũng được coi thuộc về phong cách “kiến trúc Đông Dương” (ai-đồ gọi là Indochine/Indochina). Ở VN thì kiến trúc Đông Dương là sự hoà quyện giữa kiến trúc bản địa VN, Pháp và Trung Quốc. (Khác với kiến trúc Đông Dương ở Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ-Thái Lan). Còn không có kiểu bê nguyên 100% France hay USA y xì như bên “mẫu quốc” được đâu, vì nguyên vật liệu rồi điều kiện phải thay đổi để phù hợp với các nước thuộc địa khí hậu nóng ẩm.
Ở tỉnh lỵ phía Nam, mình thấy có nhà cổ Bình Thuỷ (Cần Thơ) (ảnh 7) và nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc, Đồng Tháp) cũng mang kiến trúc Đông Dương. Lại trộm nghĩ nếu ai-đồ sống thời đó thể nào cũng chê 2 vị đại gia chủ nhà vì đem kiến trúc và vật liệu mấy nước khác nhau về xây theo ý mình, chẳng quystoc gì cả. 

4 – “Mấy chục năm không xây gì”
Ai-đồ mười mấy tuổi mới sang Đức thì ít nhất cũng học hết tiểu học ở Việt Nam và có học qua lịch sử chứ. Chắc ai-đồ cũng biết là từ vĩ tuyến 17 đổ vào là “nhà Mỹ xây”, nhưng đổ ra thì như ngoài HN nhân dân như ông bà, bố mẹ mình dù khó khăn trăm bề vẫn “vừa xây dựng XHCN, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam”.
Nét “kiến trúc xã hội chủ nghĩa” vẫn hiện hữu tại HN rất rõ, thuộc trường phái “kiến trúc hiện đại” (modernism hay postmodernism). Ai-đồ từng ở bên Đức chắc cũng biết trường phái này được sử dụng nhiều như thế nào, nhất là khi trước 1990 còn chia Đông Đức và Tây Đức và có trường Bauhaus nổi tiếng nữa. Với việc cắt bỏ các chi tiết rườm rà, trường phái hiện đại sử dụng các đường thẳng, góc cạnh và tối đa hoá công năng của công trình.
Nhiều công trình đến giờ vẫn còn giá trị sử dụng cao như Cung Văn hoá Hữu nghị (từng làm trung tâm báo chí cho hội nghị Mỹ-Triều) (ảnh
, Đại học Bách khoa Hà Nội (ảnh 9-10) (tiêu biểu của postmodernism với cổng parabol thân thương với bao thế hệ sinh viên), Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh 11).

Về nhà ở, trước khi có chung cư như bây giờ, đặc trưng của nhà ở XHCN khu vực thành thị là nhà tập thể lắp ghép (đổ các tấm bê tông rồi ghép lại thành nhà, chứ k phải xây gạch) (ảnh 12-13). Về chất lượng của loại nhà này, mình đánh giá khá tốt vì ở HN còn nhiều khu xây dựng từ những năm 1960-1970 mà tường không bị lún, nứt. Do chính sách thời đó nên 100% nhà tập thể được Nhà nước phân miễn phí cho các cán bộ, công nhân viên nên như ở khu tập thể hồi bé mình ở thì tầng nào cũng có tiến sĩ, giáo sư.
Bonus: TC có nói người siêu giàu ở Việt Nam “du lịch chưa nhiều, đi chưa nhiều” thì chắc chưa biết có những gia chủ và công ty xây dựng-kiến trúc ngoài HN thuê hẳn KTS từ Anh, Pháp, Ý sang làm. Tuy không có “old money” như Âu Mỹ nhưng tầng lớp siêu giàu hiện tại ở VN đều cho con đi du học nước ngoài và đi qua lại như đi chợ vậy (lúc chưa có COVID). Nội thất họ mua hẳn loại nhập khẩu thẳng từ Anh, Ý như Bentley, Versace… hay ủng hộ hàng VN ở những công ty chuyên gia công xuất đi Anh, Mỹ cho phù hợp với giá trị. Quan trọng là phần lớn họ sống kín đáo, không có nhu cầu được chụp ảnh, quay phim lên YouTube và báo mạng để nổi tiếng đâu. 
